Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Trang phục truyền thống Việt Nam

Tổng quát
Những loại quần áo thông dụng nhất:
- áo dài + khăn đóng ( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áo thịnh hành nhất.
- áo tứ thân + khăn vuông, khăn mỏ quạ, nón quai thao
- áo bà ba
- áo nhà sư ( cái này thuộc tôn giáo nhiều hơn, nhưng thôi, bỏ vào luôn)
- yếm.
Sau phần bộ quần áo, dưới đây là những kiểu tóc, nón, áo lẻ mà hầu như có thể mặc riêng thế nào cũng được.
Các kiểu tóc:
- búi tóc ( thịnh hành nhất)
- tóc ngắn.
- đầu trọc ( chỉ thịnh hành đến cuối thời Lý – Trần).
- thắt một chiếc khăn quanh đầu, thắt gút ngay giữa trán.
Các kiểu nón:
- nón lá ( rất nhiều kích cỡ, chất liệu)
Quần:
- váy
- khố
Thắt Lưng:
- Thắt lưng bao
Giày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giày dép nào là thịnh hành nhất thời xưa.
- đi chân đất
- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)
- guốc( guốc gỗ)
- hài ( chỉ có ở phụ nữ)
- giày da
Chất liệu:
- tơ tằm
- tơ chuối
- tơ đay, tơ gai
- the, lụa
- bông
Màu sắc: hầu như không thể chắc chắn vì mỗi thời triều đình quy định dân chúng chỉ được mặc những màu nhất định. Nhưng dựa theo 1 số sách thì dân 3 miền mặc những loại màu sau đây. Thông tin này chỉ có tính tham khảo:
- Bắc: nâu, gụ
- Trung: tía
- Nam: đen
Khác:
- nhuộm răng
- xăm mình

Bonus: Trang phục quân đội cổ:
Nón:
- Tứ Phương Bình Đỉnh
- Đầu Mâu
- Một số loại nón lá
Giáp:
- sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiến giáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.
Khiên:
- khiên hình tròn
- mộc hình thoi

Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trên người để phát ra tiếng xóc như vó ngựa.

Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):
Nón:
- một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phần trước trán.
Giáp:
- sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiến giáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.
Áo:
- Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.
Cụ thể
Những loại quần áo thông dụng nhất:
- áo dài + khăn đóng ( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áo thịnh hành nhất.
áo ngũ thân, 1 cải tiến từ áo tứ thân, là tiền thân áo dài: Hình chụp năm 1904

Áo dài: có thể mặc cùng nón lá hoặc khăn đóng




Khăn đóng ( khăn xếp):
- áo tứ thân + khăn vuông, khăn mỏ quạ + nón quai thao
Áo tứ thân: Trong hình là 1 bộ hoàn chỉnh. 2 người phụ nữ mặc áo tứ thân, đầu đội khăn vuông, tay cầm nón quai thao.

khăn vuông, khăn mỏ quạ:
nón quai thao:

cách đội nón:

- áo bà ba


- áo nhà sư

- yếm.


Các kiểu tóc:
- búi tóc ( thịnh hành nhất):
búi tóc hình khối to tròn sau gáy:

tóc đuôi gà:

tóc đuôi gà ngang tai:

- tóc ngắn:
- đầu trọc
- thắt một chiếc khăn quanh đầu, thắt gút ngay giữa trán:

Các kiểu nón:
- nón lá

Quần:
- váy: 
- khố:
Thắt Lưng:
- Thắt lưng bao:
Giày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giày dép nào là thịnh hành nhất thời xưa.
- đi chân đất
- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)
- guốc( guốc gỗ)
- hài ( chỉ có ở phụ nữ)
- giày da

Khác:
- nhuộm răng:

- xăm mình:

Bonus: Trang phục quân đội cổ:
Nón:
- Tứ Phương Bình Đỉnh:

- Đầu Mâu: 

hình dưới chỉ nên xem mấy cái mũ đầu mâu, phần giáp phục xin bỏ qua đừng để ý đến bởi vì nó vẽ sai. Cha ông ta không thường dùng loại giáp kết mảnh như Tàu như trong hình này vẽ đâu.

- Một số loại nón lá:

Giáp:
Hộ tâm phiến:


Khiên: 
- khiên hình tròn: 

- mộc hình thoi: 


Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trên người để phát ra tiếng xóc như vó ngựa.



Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):
Nón:
- một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phần trước trán. Trong hình là 1 loại nón kim loại, cách tân từ ý tưởng loại nón này

Giáp:
Hộ tâm phiến:

Áo:
- Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.
Chi tiết
Những loại quần áo thông dụng nhất:
- áo dài + khăn đóng ( còn gọi là khăn xêp.). Đây là bộ áo thịnh hành nhất.
Áo dài: cho đến nay là loại trang phục truyền thống phổ biến nhất Việt Nam , mọi nam nữ, tuổi tác đều có thể mặc nó.
  Áo dài có xuất xứ từ thời cổ. Không thể xác định chính xác áo dài chính thức xuất hiện vào lúc nào. Điều duy nhất ta có thể khẳng định là áo dài là một trang phục được sáng tạo dựa trên nền của các loại trang phục cổ chứ không phải là copy từ sườn xám như nhiều người hay nghĩ. Một bức hình chụp những người Việt mặc áo ngũ thân từ năm 1904 đã cho thấy những nét quá giống áo dài ( thậm chí không thể hiểu nó khác áo dài chỗ nào mà phải gọi là áo ngũ thân), trong khi gần 30 năm sau sườn xám mới ra đời bên Trung Quốc. Ấy thế mà vẫn có thuyết bảo chúa Nguyễn đã tạo ra áo dài dựa trên hình mẫu sườn xám mới chết. Áo dài mà ta thấy thời nay là một phiên bản tân thời của các áo dài cổ. Hai họa sĩ Lê Phổ và Cát Tường đã ghép thêm những yếu tố Pháp vào chiếc áo dài cổ, tạo ra chiếc áo dài như ta thấy bây giờ ( áo dài ngày xưa cũng có nhiều loại, có loại vạt áo rất ngắn, ngắn như 1 cái áo bà ba, chỉ khác là buộc gút áo bên phải chứ không phải cài khuy ở giữa như bà ba mà thôi.). Dưới đây là một bộ phận của một chiếc áo dài cơ bản.

  Áo dài thường được mặc cùng với khăn đóng hoặc nón lá.
Khăn đóng ( khăn xếp): loại khăn này chỉ dùng để đội khi mặc áo dài. Mô tả đơn giản, nó là 1 dải khăn dài quấn và dùng hồ dán lại thành một vòng tròn đội lên đầu. Bởi kích cỡ đầu mỗi người khác nhau nên trước khi làm một chiếc khăn đóng, người ta phải đo kích cỡ đầu người đội để có thể quấn ra chiếc khăn vừa vặn nhất. Thường người ta cũng trang trí lên chiếc khăn đóng này.
- áo tứ thân + khăn vuông, khăn mỏ quạ + nón quai thao
Áo tứ thân: Đây là loại áo rất thịnh hành ở miền Bắc ngày xưa. Nó vẫn tồn tại đến ngày nay dù ít người còn mặc. Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải. Như đã nói, áo này mang tính dân dã khá nhiều so với áo dài tân thời bây giờ.
khăn vuông, khăn mỏ quạ: loại khăn này luôn được chít cùng khi mặc áo tứ thân. Cũng chẳng biết phải diễn tả thế nào, các cậu cứ xem hình để hiểu. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm.... Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
nón quai thao: dùng để đội cùng với khăn vuông, khăn mỏ quạ và áo tứ thân. Có thể nói 4 thứ này là 1 bộ đi cùng với nhau, không thể thiếu cái nào. Nón còn gọi là nón ba tầm là một loại nón của phụ nữ ở Bắc Bộ ngày trước. Nón làm bằng lá cọ hoặc lá gồi, có hình dạng giống như tai nấm, có quai đeo, đỉnh bằng, đường kính 70-80 cm, vành 10-12cm. Quai thao làm bằng 1-8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục.
- áo bà ba
Trong khi áo tứ thân rất thịnh hành ở Bắc Bộ thì áo bà ba cực kỳ phổ biến ở Nam Bộ và xem ra… mới xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19 trở lại, nghĩa là cũng hiện đại như chiếc áo dài tân thời. Áo bà ba cổ được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ. Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến. Áo dài bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn... là được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu may áo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo. Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vai raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.
- áo nhà sư ( cái này thuộc tôn giáo nhiều hơn, nhưng thôi, bỏ vào luôn). Cái này quá thịnh hành, không chỉ ở ta mà Thái, Cam , Mianma,… đâu đâu cũng ăn mặc như nhau nên tôi ko giải thích thêm nữa.
- yếm.
Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Hình như cũng phổ biến ở Trung Quốc cổ, nhưng ở Việt Nam xưa, thôn nữ thường hay mặc áo này mà không kèm theo áo khoác gì, dù nó vốn chỉ là áo lót, còn ở thành thị, nó dùng để mặc trong áo tứ thân. Vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng. Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam . Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong.


Sau phần bộ quần áo, dưới đây là những kiểu tóc, nón, áo lẻ mà hầu như có thể mặc riêng thế nào cũng được.
Các kiểu tóc:
- búi tóc ( thịnh hành nhất): Thời Lý – Trần còn ra cả những sắc lệnh ra lệnh thường dân chỉ được kết búi tóc kiểu nào kiểu nào. Theo lệnh đó, chỉ cung nhân, nô tỳ trong hoàng gia mới được thắt búi tóc hình nhỏ như cái củ hành/ búp măng nhỏ trên đỉnh đầu. Nói thế thôi để hiểu búi tóc cũng có rất nhiều loại, nhưng loại phổ biến nhất vẫn là búi tóc thành 1 khối tóc tròn to sau gáy rồi xiên 1 chiếc đũa hay cái gì tương tự. Điểm đặc biệt là kiểu tóc này có thể mặc với áo nào cũng được ( áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, yếm,…). Bên cạnh kiểu búi thông dụng này, phụ nữ cũng có các kiểu búi tóc “đuôi gà” ( đừng có lầm với đuôi ngựa kiểu samurai đấy, đuôi gà ngắn hơn, nhìn như 1 cái cọng tóc cong, ngắn, nhô cao rũ ra sau lưng hoặc bên tai) hoặc kiểu búi “đồng tiền” ( hai đầu buộc ra sau, thường búi kiểu này vào mùa nóng, kiểu này tôi chịu, chưa từng thấy.)
- tóc ngắn: Thật ra đến tận những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 người Việt mới bắt đầu cắt tóc ngắn. Nhưng 1 ý kiến khác lại cho rằng ta có tục cắt tóc ngắn từ rất lâu. Chẳng biết phải tin ai.
- đầu trọc ( chỉ thịnh hành đến cuối thời Lý – Trần): kiểu tóc này ( mà kiểu tóc cũng ko đúng, cạo trọc thì còn tóc đâu mà kiểu) chỉ thịnh hành vào thời Lý – Trần, do ảnh hưởng Phật giáo quá rộng dẫn tới cảnh tượng “nhân dân quá nửa làm sư”. Đến thời Hậu Lê, Phật giáo suy tàn nhường chỗ cho Nho giáo, kiểu tóc này ít dần đi.
- thắt một chiếc khăn quanh đầu, thắt gút ngay giữa trán: cũng như vụ búi tóc, đây là một thói quen thịnh hành trong dân gian Việt suốt từ xưa đến nay, không hề có gián đoạn. Việc thắt gút giữa trán nó giúp phân biệt bởi cách thắt khăn của một số dân tộc khác ( như Nhật, Hàn thắt gút sau lưng, một số dân tộc ở Trung Quốc thắt gút bên thái dương,…)
Các kiểu nón:
- nón lá ( rất nhiều kích cỡ, chất liệu): loại nón thịnh hành nhất Việt Nam, xuyên suốt từ Nam tới Bắc, còn hơn cả khăn mỏ quạ, khăn xếp,… do tính tiện dụng che mưa che nắng của nó. Đặc điểm nón lá của ta là vành rộng ( để che nắng, mưa và chống gió) và có mái dốc ( để thoát nước nhanh.). Ngoài loại nón cơ bản phổ biến trên, có rất nhiều loại nón lá khác nhau, tùy vào chất liệu chế tạo, kích cỡ của vành nón hay độ dốc của mái nón.
Quần:
- váy: chỉ biết 1 điều là trước khi Minh Mạng ra lệnh ăn mặc như Trung Quốc thì váy cực kỳ thịnh hành. Nên đến khi vua ra sắc chỉ, dân gian bàng hoàng “ Cấm quần không đáy người ta hãi hùng”. Áo tứ thân cũng là 1 loại áo cổ sử dụng váy. Nam nữ xưa đều mặc.
- khố: cái này còn phải giải thích sao trời? Một số người thích hoang tưởng VN cổ toàn đóng khố, nhưng tôi nghĩ khố chỉ là 1 kiểu nội y thôi, họ chỉ cởi trần mặc thứ này khi làm việc ngoài đồng, còn thường chẳng ai mặc phong phanh thế cả. Vải đâu có thiếu. Từ thời Lý Thái Tông vải đã đủ dùng trong nước rồi, có thiếu thốn gì đâu.
Thắt Lưng:
- Thắt lưng bao: còn được gọi là ruột tượng, vừa giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột, giữ áo cho gọn, làm đẹp, vừa kiêm túi đựng đồ ( trầu, cau). Thứ này thường làm bằng vải, thịnh hành vào cái thời áo tứ thân.
Giày dép: đến nay vẫn chưa thể xác định kiểu giày dép nào là thịnh hành nhất thời xưa.
- đi chân đất
- dép ( có 1 loại gọi là dép da trâu, dép dừa, dép cói)
- guốc( guốc gỗ)
- hài ( chỉ có ở phụ nữ)
- giày da
Chất liệu:
- tơ tằm
- tơ chuối ( nghe hơi lạ, nhưng loại vải này xuất khẩu sang Trung Quốc, rất được ưa chuộng cho đến tận thế kỷ 18 vì đặc tính rất mát. Chì hiềm nỗi nó cực kỳ dễ rách.)
- tơ đay, tơ gai
- the, lụa
- bông
Trong các chất liệu trên, có lẽ bông và tơ đay, tơ gai, the lụa là chất liệu thịnh hành nhất.
Màu sắc: hầu như không thể chắc chắn vì mỗi thời triều đình quy định dân chúng chỉ được mặc những màu nhất định. Nhưng dựa theo 1 số sách thì dân 3 miền mặc những loại màu sau đây. Thông tin này chỉ có tính tham khảo:
- Bắc: nâu, gụ
- Trung: tía
- Nam : đen ( áo bà ba xưa rất thường mang màu này)
Khác:
- nhuộm răng: nhuộm răng đen để răng bền chắc, cái này quá quen, không nói nhiều nữa
- xăm mình: vốn là xăm mình để tránh thú dữ, sau là xăm rồng để nhớ gốc gác tổ tiên. Trước thời Trần, người Việt xăm mình rất nhiều. Binh lính cấm vệ thì thích chữ “Thiên Tử Binh” lên trán, hồi đánh Mông Cổ thì dân chúng thích chữ “sát Thát” lên tay. Sau đến đời Trần Anh Tông thì bãi bỏ hoàn toàn tục lệ này.

Bonus: Trang phục quân đội cổ:
Nón:
- Tứ Phương Bình Đỉnh: Mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông, Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng.
- Đầu Mâu: mũ này có từ thời nào không biết. Hình dáng giống như loại mũ chiến thường thấy của phim Tàu ( may be, I don’t sure.) nhưng có 1 đặc điểm là trên đỉnh chóp mũ có thể lắm một mũi nhọn như mũi giáo, mâu nhỏ. Trong truyền thuyết, Chử Đồng Tử giao cho Triệu Quang Phục một chiếc vuốt rồng thần để ông ta lắm trên chóp mũ đầu mâu của mình. Dựa vào truyền thuyết này thôi cũng có thể khẳng định ý nghĩa từ “đầu mâu” xuất phát từ đặc điểm đó của mũ.
- Một số loại nón lá: thời chống Nguyên, Trần Khánh Dư ra lệnh quân dân ở Vân Đồn đội nón Ma Lôi để phân biệt với Trung Quốc. Nón là 1 kiểu nón lá nhưng đan bằng nan tre. Thời Nguyễn, đại đa số binh lính đội một loại nón là rất nhỏ, có mái dốc bằng hơn nón lá thường. Những loại nón này nói chung không thể biết rõ tên chúng là gì.
Giáp:
- sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiến giáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực. Một số ý kiến cho rằng Hộ Tâm Phiến phải mặc bộ cùng những phần giáp trụ khác và phải mặc ngoài lớp áo vải, do bốn góc Hộ Tâm Phiến có thể đâm vào thân người mặc nếu họ để mình trần.
Khiên: Khác với ta thường nghĩ, người Trung Hoa thường chùng khiên hình vuông hay chữ nhật nhiều hơn là khiên hình tròn, hình thoi. Ngay cái mod Medieval 2 Total War mới đây, các mod Trung Quốc cũng design binh lính mình như thế. Thời Trần binh lính rất hay dùng khiên. Còn thời Lý, môn múa khiên rất thịnh hành.
- khiên hình tròn: được làm từ nhiều loại chất liệu tiêu biểu như khiên sắt, khiên đồng, khiên gỗ
- mộc hình thoi: khác với khiên, mộc ( thực ra y chang như khiên thôi, chỉ khác nó hình thoi, cũng chẳng hiểu vì sao nó gọi là mộc nữa.) thường làm bằng gỗ.

Có sách nói võ tướng thời Trần hay đeo nhạc ( lục lạc) trên người để phát ra tiếng xóc như vó ngựa.

Trang phục quân đội cổ ( thời Văn Lang, Âu Lạc):
Nón:
- một loại nón tết rất nhiều lông chim cao vút lên ở phần trước trán.
Giáp:
- sử dụng rất thông dụng loại hộ tâm phiến, 1 loại phiến giáp hình vuông hoặc chữ nhật che trước ngực.
Áo:
- Áo không tay chui đầu hoặc áo không tay cài cúc bên trái.

Áo dài
 
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến đầu gối hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học.
Lịch sử
Tiền thân
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáongũ hành theo triết học Đông phương.
Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam (Xem thêm Liên kết ngoài, bài Sự Tích Áo Dài Việt Nam). Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và quan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò của Vũ Vương như là "nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên".
Thời vua Minh Mạng
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
Tháng Tám có chiếu vua ra (Bản chép khác: Chiếu vua Minh Mạng ban ra)
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
 
"Đời sống mới"
Năm 1947, trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minhbài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì: mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn đưọc 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài., với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu
Áo dài Le Mur
"Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của tên Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài nam
Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Suy cứ này có cơ sở vì từ chiếc áo dài ngũ thân trang trọng cho phụ nữ tỉnh thành chắc chắn phải tồn tại bên cạnh đó một thứ áo trang trọng cho giới nam để cân xứng. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thỉ sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này). Từ thập niên 1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phải xuất hiện khoảng thời gian đó.
Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của người khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc phục sơ khai" của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu "nhà Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài nữ phục.
Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.
Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
Áo tứ thân
Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
Miêu tả
Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.
Bài Chân quê của Nguyễn Bính tả hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
 
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.
Khăn vuông mỏ quạ…
Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....
Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc. Chợt nhớ:.... Có ai đó đã từng thốt lên:
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
Để anh trong dạ tơ vương.
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ
Để anh hoá đá vì người....
Áo bà ba
Áo bà ba từ muôn đời nay đã được xem là biểu trưng của nét đẹp tâm hồn, nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Áo bà ba mang đến nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc. Nếu nhắc đến áo tứ thân, người ta nghĩ ngay đến những cô gái Kinh Bắc thướt tha, đẹp sắc sảo, nếu nói đến áo dài, người ta hình dung ra vẻ đẹp thùy mị, quyến rũ của những cô gái Huế bên bờ sông Hương thì khi nói đến áo bà ba, người ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp dung dị, hiền hòa giữa mênh mông sông nước miền Tây.

Không biết áo bà ba có nguồn gốc từ đâu. Có người nói, áo ra đời khi ông cha ta vào miền Nam khai hoang khẩn đất. Khi đó, không thể lao động nhọc nhằn trong trang phục áo dài - vốn là trang phục truyền thống lúc bấy giờ, ông cha ta đã biến tấu và làm nên chiếc áo bà ba - giản dị, nhẹ nhàng và tiện lợi cho người mặc trong quá trình lao động sản xuất mà vẫn giữ được nét đẹp mềm mại, dịu dàng.

Áo bà ba vốn là loại áo không có cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như ôm nhẹ thân mình người phụ nữ. Cùng kết hợp áo bà ba với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân sẽ làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát, làm tôn thêm hình hài vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng làm say đắm lòng người.

Áo bà ba gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Khăn rằn, nón lá, áo bà ba theo các mẹ, các chị xông pha trong các cuộc kháng chiến. Có biết bao chiếc áo bà ba nâu chàm, lam lũ đã thấm đẫm mồ hôi và máu của những nữ anh hùng Nam Bộ - những người phụ nữ anh hùng đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Vậy mà hình ảnh các mẹ, các chị trong chiếc áo bà ba vẫn đẹp, vẫn lung linh trong sáng và mãi mãi dệt nên trang sử đẹp của một thời hào hùng dân tộc.

Ngày nay, giữa nhịp sống ồn áo náo nhiệt, áo bà ba vẫn giữ nguyên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha cho người phụ nữ. Áo bà ba thấp thoáng bên những rặng dừa xanh, áo bà ba thơm mùi khói bếp, áo bà ba đảm đang giữa chợ đông người, hay những thiếu nữ e ấp trong chiếc áo bà ba đang chèo thuyền trên sông, áo bà ba phấp phới bay trên những chiếc cầu lắc lẻo qua sông. Dù ở đâu, khi nào đi nữa, người ta cũng dễ dàng say đắm trước vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của chiếc áo bà ba, và nhớ người con gái trong chiếc áo bà ba nền nã đó đến nao lòng...

Miền Nam khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng đi về, nên vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát, nhằm giúp người mặc cảm thấy thoải mái, mát mẻ ngay trong những ngày nắng nóng gay gắt. Nếu ngày xưa, người ta dùng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc... để nhuộm lên màu nâu của áo, thì nay, màu sắc, họa tiết và hoa văn đã được đưa vào áo bà ba, làm cho áo thêm đẹp, thêm duyên. Phải chăng vì thế mà áo bà ba vẫn muôn đời là đại diện cho nét đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ miền đất Nam Bộ thân thương này.

Áo dài đại diện cho nước Việt ta đã tồn tại từ bao đời, qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn còn vẹn nguyên nét thuần khiết và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam.

Quốc phục được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh từng đi vào bao áng văn chương, ẩn hiện qua nhiều câu hát và sống dậy ở đời thực vẫn chưa bị bào mòn theo thời gian. Những thế hệ con rồng cháu tiên mãi mãi tự hào với vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài dân tộc.
Nói bao nhiêu cũng không thấy đủ, đong bao nhiêu cũng không thấy vừa bởi sức mạnh trên từng tà áo là điều đã được kiểm chứng theo suốt chiều dài lịch sử. Chiếc áo dài thời xa xưa còn khá giản đơn trong thiết kế nhưng vẫn tôn vinh nét duyên dáng của người mặc. Không bó sát vào những đường cong cơ thể, áo dài cổ xưa được may hơi rộng, phủ bên trong một lớp áo yếm lót. Giai đoạn tiền sử của áo dài cũng chỉ ra rằng có sự phân biệt đẳng cấp ở chất liệu vải dệt, màu sắc thì chủ yếu là các gam trầm, một màu không pha chế thể hiện sự kín đáo, đoan trang của người thiếu nữ.

Áo dài thời cổ xưa với nhiều đường may mộc mạc.
Áo dài trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải biên để hiện hữu chính thức hoàn hảo vào những năm của thập niên 2000. Nhìn chung vẫn trên nền kiểu dáng cũ, tuy nhiên áo dài thời nay trông chỉn chu đến từng đường may, kỹ lưỡng đến từng tiểu tiết trang trí nhỏ làm sao để người mặc thấy hài lòng, ưng ý nhất. Cổ áo cách điệu theo nhiều dáng như cổ cao 3 phân, cổ tim, cổ thuyền tròn, cổ yếm… Vạt và đuôi áo may ngắn hoặc dài, hàng khuy lượn trước ngực cũng “lúc ẩn lúc hiện” tùy theo sở thích cũng như ý tưởng sáng tạo của các nhà thiết kế.
Áo dài thời nay là sự kết tinh hoàn hảo.
được cách tân rất nhiều ở kiểu cách, màu sắc đến dáng điệu, nhưng
vẫn còn giữ nguyên nét sắc sảo, tinh tế.
Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến satin, voan… Thêu máy được phổ biến, bên cạnh đó vẫn còn cách thêu tay truyền thống, công nghệ cắt ráp tạo ra rất nhiều kiểu mẫu hoa văn độc đáo trên áo dài. Áo dài thực chất chỉ gồm hai phần chính là phần thân áo và chiếc quần dài phủ kín đôi chân. Tạo dáng áo và trang trí toàn thân áo là quan trọng nhất nhưng chính chiếc quần lại là điểm chốt quan trọng, làm cho áo dài khác biệt với bất cứ loại trang phục nào.
Không có một qui chuẩn cụ thể, áo dài phóng khoáng với nhiều dáng người. Bất cứ ai cũng đều mặc được áo dài. Áo dài Việt đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. Áo dài Việt kín đáo mà đầy gợi cảm. Những đường cong quyến rũ đủ sức níu kéo mọi ánh nhìn. Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại.
Theo chân nhiều người đẹp ra nước ngoài, đến với bạn bè năm châu qua các cuộc thi hoặc gửi gắm tình cảm của những người con xa xứ, đâu đâu cũng thấp thoáng tà áo dài bay bay.
 Theo chân nhiều người đẹp Việt Nam ra nước ngoài, là
lễ phục truyền thống đáng tự hào.


Rất nhiều người nước ngoài thích diện áo dài và họ thậm chí
mặc đẹp không kém người dân Việt.

Cùng là con cháu đất tổ, cùng uống chung dòng máu nhưng suốt dọc dài đất nước, qua mỗi vùng quê áo dài lại phản ánh một cá tính riêng. Người Hà Nội mặc áo dài với đầy nét đoan trang đến yêu kiều. Hình ảnh các cô gái Huế kín đáo trong tà áo tím mộng mơ làm rung động biết bao con tim. Hay cái sự hơi phá cách nhưng không kém phần dịu dàng, đằm thắm thêu dệt nên ký ức người dân miền Nam. Áo dài chính là hiện thân của nhiều sự kết tinh để làm nên một "cái đẹp mỹ miều".
 Nét đoan trang của người Hà Nội.
 Sự dịu dàng, mộng mơ của xứ Huế.
Hay chút phá cách của Sài Thành.
Nói đến áo dài người ta hay có một cái liên tưởng đến nét đẹp cổ kính, xa xưa còn đọng lại. Hình ảnh áo dài cũng gắn liền với quạt giấy, đài hoa sen hay chiếc nón lá. Con gái Việt mặc áo dài với vẻ đẹp trắng trong và thuần khiết.
Áo dài Việt gắn với những cái đẹp truyền thống, cổ xưa...
 ... như quạt giấy, hoa sen, nón lá.
 Áo dài Việt có mặt trên các nẻo đường.
 Là lễ phục của các nữ tiếp viên hàng không quốc gia.
Nữ sinh Việt mặc áo dài với vẻ đẹp tinh khôi và trong trắng.
Giữa bộn bề cuộc sống lo toan và gồng gánh tuy nhiên áo dài vẫn là lễ phục quan trọng trong các đám cưới, các dịp hội hè, lễ tết. Trẻ con Việt cũng háo hức với áo dài như bao thứ đồ đắt tiền khác. Sự chuyển giao giữa các thế hệ, sự cộng hưởng ở nét đẹp ngàn đời làm cho tà áo dài Việt sống mãi với thời gian.
 Trong các lễ cưới hỏi...
 Hay các bộ ảnh ghi dấu ấn đặc biệt.
 Trẻ con mặc quốc phục trong sự vui tươi và háo hức.
 Áo dài Việt là lễ phục để đời, còn sống mãi từ ngàn năm
trước cho đến vạn năm sau.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét